Tại sao mình lại nói như vậy? Đơn giản vì trong thực tế mình hiểu ra được là vậy! Thực ra câu này được nói một cách hay ho và văn vẻ dưới góc độ người đón nhận cảm xúc là:”Đừng mong người khác thay đổi, chỉ có bản thân mình mới có thể thay đổi để phù hợp với thực tế thôi”. Còn dưới góc độ của người tạo ra các cảm giác này cho người khác là: “Mình không để đáp ứng lại mong đợi/ yêu cầu/ nguyện vọng của tất cả mọi người”.
Nói tới đây vẫn khá là khó hiểu nhỉ?
Mình sẽ mô tả cụ thể hơn, mỗi con người sinh ra đều sở hữu tính cách riêng, lớn lên trong một môi trường khác nhau, từ đó hình thành mỗi người là một cá thể độc nhất. Với tính cách này sẽ phù hợp với một số người, không phù hợp với một số người và trung tính với một số người.
Trường hợp 1: Nếu những người xung quanh yêu thương người này, và tính cách của nhóm này phù hợp với nhau, điều này thật tốt và viên mãn. Bù đắp cho nhau, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, nhưng hiếm hoy lắm. Người ta nói “Hạnh phúc chẳng tày gang” mà.
Trường hợp 2: Những người xung quanh yêu thương người này, tính cách không hợp cũng không kỵ, sống cạnh nhau bình lặng, không quá coi trọng cũng không quá nặng nề. Thỉnh thoảng có phát sinh vấn đề cũng từ từ rồi sẽ qua. Trường hợp này cũng là mặt bằng chung trong cuộc sống, đặc biệt là cha mẹ đối với con cái hoặc các anh chị em với nhau.
Trường hợp 3: Những người xung quanh yêu thương người này nhưng tính cách kỵ nhau. Mới nghe thôi đã thấy đau khổ rồi phải không? Thực tế thì khi nhìn rộng ra, bản thân mình là 1 loại tính cách, mình mong muốn người yêu thương sẽ phản ứng theo cách A, nhưng người đó là 1 cá thể riêng biệt, không thể ép buộc cũng không thể cưỡng cầu nếu như bản năng họ sẽ phản ứng theo cách B.
Vì vậy, những người trong trường hợp này sẽ lựa chọn vì yêu thương mà bao dung nhau, cố gắng, nhẫn nhịn nhau hoặc rời xa nhau. Thực tình mà nói thì yêu thương một cách cố gắng, nhẫn nhịn thì kết cục đến một thời điểm nào đó cũng rời xa thôi, nên đây là một loại quy trình, rời xa là cái kết, diễn ra sớm hay muộn mà thôi.

Quay lại vấn đề, tại sao lại nói rằng: Con người ta độc ác một cách bản năng, vì con người dù cố gắng nhưng trong cách cư xử thể nào chăng nữa, vẫn sẽ có thể làm tổn thương người khác một cách vô tình. Vì đơn giản người kia mong muốn nhận được thông tin/ cách cư xử/ lời nói/ cử chỉ/ hành động hoàn toàn khác những gì ta làm và với họ thì những gì ta làm khiến họ thấy đau khổ.
Ví dụ luôn cho dễ hiểu này: Mình và anh nói chuyện với nhau, mình là đứa tư duy phản biện mạnh mẽ, nguyên tắc đúng sai rất rõ ràng và khi tranh luận với người thân thì rất là máu. Vì máu và tự cảm thấy vui vẻ vì nói chuyện, trao đổi với nhau được nhiều thứ, nhưng mình không hề nhận ra những gì mình nói và tự cho là bình thường thì khiến anh bị tổn thương, vậy nên mình đã độc ác một cách bản năng.
Ví dụ 2: Khi mình và anh có nhiều thời gian gần nhau, tình cảm tốt đẹp thì mình thấy hạnh phúc, khi anh trải qua một sự kiện nào đó khiến anh trở nên lạnh nhạt với mình, bản thân mình có sự so sánh với các hành động/ lời nói/ thông điệp/ cách ứng xử trước đó, dù thấy anh cố gắng như chẳng có gì nhưng mình có thể cảm nhận được sự lạnh nhạt thì mình thấy đau lòng vì anh đã không cư xử như mình muốn mà anh có thể nhận ra hoặc không, lúc đó, anh độc ác một cách bản năng với mình.
Điểm chung ở đây là Người độc ác này không hề nhận ra điều này và đó là tính cách của họ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong vô thức.
Họ có đáng trách không?

Có lẽ có, vì họ làm người khác tổn thương mà.
Nhưng biết sao được.

Nếu không thể chia sẻ lẫn nhau, không thể cố gắng hơn nữa vì nhau thì chỉ có thể trách trời, trách đất, trách cuộc đời…

Chứ không lẽ trách ai?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *